Những loại quần áo nên giặt khô để làm sạch hiệu quả nhất.


Giặt khô từ lâu đã không còn xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên, không ít người không biết giặt khô thật sự là thế nào và quần áo nên giặt khô là loại nào? Dưới đây, SMC Laundry sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về giặt khô và loại quần áo nên giặt khô.

1. Giặt khô thực chất là gì?

Gọi là giặt khô nhưng thực chất giặt khô là quá trình sử dụng dung môi để làm sạch các vết bẩn. Giặt khô tương đối giống với phương pháp giặt thông thường chỉ khác ở chỗ thay vì được giặt trong nước, quần áo sẽ được làm sạch bằng dung môi. Ngoài ra, chất tẩy được sử dụng trong giặt khô và giặt thường cũng khác nhau về hoạt tính cũng như cách sử dụng. Giặt khô là phương pháp tối ưu cho các loại vết bẩn nặng như dầu, mỡ… những vết bẩn không thể tan hoàn toàn trong nước.

2. Các loại quần áo nên giặt khô

Vài năm gần đây, giặt khô đã khá phổ biến, nó trở thành phương pháp làm sạch vết bẩn thay thế cho giặt nước đối với một số loại quần áo đặc biệt và một số vết bẩn cứng đầu. Sau đây sẽ là một số loại quần áo, chất liệu đồ vải nên giặt khô:

Đồ da

- Da là chất liệu được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp may mặc. Đa số đồ da đều là những sản phẩm đắt tiền, được nhiều người tìm mua, tuy nhiên nó lại là chất liệu rất khó bảo quản và làm sạch. Việt Nam lại là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên đồ da rất dễ bị ẩm, mốc, bay màu… Đây là cái tên đầu tiên nằm trong danh sách những loại quần áo nên giặt khô.

- Da là chất liệu cần được giặt khô nếu bạn muốn sử dụng đồ được lâu và bền màu.

- Đặc biệt, khi đồ da bị dính bẩn lại càng khó làm sạch hơn vì đồ da được khuyến cáo không nên ngâm lâu, giặt với nước có chất tẩy mạnh. Chính vì vậy, khi đồ da bị bẩn thì giặt khô là một lựa chọn sáng suốt.

Đồ lụa, tơ tằm

- Lụa và tơ tằm là hai chất liệu khá mỏng, “nhạy cảm” khi tiếp xúc với nước và rất dễ bị giãn, co rút nếu sử dụng nhiệt độ và chất tẩy không đúng. Cách làm sạch đồ lụa và tơ tằm tốt nhất là mang đi giặt khô để đảm bảo giữ được độ bóng, độ mềm của trang phục, nhưng nếu bạn muốn giặt tại nhà thì tốt nhất nên giặt tay.

- Bạn nên giặt đồ lụa, tơ tằm trong nước ấm có hòa dầu gội đầu (hoặc xà phòng pha loãng với hàm lượng nhỏ), tối đa trong 5 phút. Hãy đảm bảo nhiệt độ ở mức vừa phải vì nếu quá nóng hay quá lạnh sẽ làm đồ bị nhão, giãn hoặc co rút. Một lưu ý nữa là bạn không nên chà mạnh vì chà xát mạnh sẽ làm hư, hỏng quần áo. Sau đó hãy tráng lại đồ lụa, tơ tằm với nước có pha thêm 1 ít giấm trắng, giấm sẽ loại bỏ hết xà phòng (chất tẩy) và trả lại cho lụa, tơ tằm độ bóng cần thiết và dùng nước lạnh cho lần xả cuối cùng.

- Bạn không nên vắt đồ lụa, tơ tằm mà nên đặt quần áo vào trong chiếc khăn tắm to để hút bớt nước và sau đó phơi đồ ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Đồ lông thú

- Cũng giống như đồ da, đồ lụa, tơ tằm, đồ lông thú cũng có khá nhiều yêu cầu khi giặt. Đồ lông thú gồm hai loại: lông tự nhiên (lông cừu, lông bò…) và lông nhân tạo.

- Lông thú là chất liệu khá “đỏng đảnh”, nếu không giặt đúng cách sẽ rất nhanh chóng xuống cấp

- Lông thú tự nhiên rất dễ bị hư hỏng, rụng lông, bám bẩn khi không được làm sạch, bảo quản đúng chất. Trong quá trình giặt, đồ lông thú sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều dưới tác động của các loại chất tẩy rửa, quá trình giặt, vò… Cho nên, giặt khô là phương pháp bắt buộc đối với đồ lông thú tự nhiên. Lông thú nhân tạo cũng là sản phẩm được nhà sản xuất kiến nghị chỉ nên giặt khô vì lông thú nhân tạo khá dễ rụng hơn do chất lượng của lông nhân tạo có chất lượng không bằng lông tự nhiên.

Đồ dạ

- Vải dạ là chất liệu được khá nhiều hãng thời trang sử dụng để may các mẫu áo măng tô, trend coat, áo choàng vì vải dạ vừa giữ ấm tốt vừa mang lại nét sang trọng và lịch sự cho người mặc. Bất cứ cô nàng nào cũng đều sở hữu từ 1 đến 2 cái áo khoát dạ khi mùa đông đến.

- Tuy nhiên, ít ai biết rằng cách bảo quản đồ dạ tốt nhất là để cho chúng nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ sau khi mặc để cho sợi len bị nhàu trở lại hình dáng ban đầu. Ngoài ra, hầu hết các loại vải dạ đều cần được giặt khô, chỉ một số ít mới được giặt bằng tay hay bằng máy.

Đồ len

- Len là chất liệu khá phổ biến trong đời sống nhưng không phải ai cũng biết cách giặt và bảo quản để giữ đúng phom dáng và chất lượng vải.

- Để giữ màu sắc và kiểu dáng ban đầu của đồ len, bạn nên đem chúng đi giặt khô.

- Vải len rất dễ bị xù, sờn, giãn nên mọi người thường đem đồ len đi giặt khô. Đồng thời, giặt khô còn giúp vải len ít bị mất màu, lâu nhão hơn khi giặt bình thường với nước.

Hy vọng những thông tin cung cấp trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn bảo quản quần áo đúng cách.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Hotline: 0942 122 482

Kinh doanh 1 - Mr. Kiên: 098 98 414 25  | Kinh doanh 2 - Mr. Tuấn LA: 0969 906 765 | Kinh doanh 3 - Mr. Nam: 0979 386 755 | Kinh doanh 4 - Mr. Thiện: 0986 981 694

 


Các bài viết khác